Bài viết trước đã tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng của giáo dục truyền thống và đề xuất giải pháp giáo dục thông minh. Xem lại phần 1 tại đây
Ở phần này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về thực trạng giáo dục thông minh ở thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra ý tưởng để nâng cấp lớp học truyền thống thành lớp học thông minh.
1. Thực trạng giáo dục thông minh
Giáo dục thông minh trên thế giới đang chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục và đổi mới quy trình giảng dạy, với sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy và sử dụng công nghệ có thể kể đến như:
Sư Phạm Thông Minh: Hướng tới mô hình lấy người học làm trung tâm (Learner-Centric), kết hợp giữa việc học thông qua thực hành và tạo nhóm thảo luận, kết hợp khéo kéo các bài học vào trong các trò chơi để giúp các em hiểu bản chất của vấn đề.
E-Learning: Là phương pháp giảng dạy và học tập trực tuyến, đồng thời kết hợp với các mô hình AI gợi ý để các nhân hoá nội dung học tập, giảng dạy
Lớp Học Tương Tác Thông Minh: Sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ quá trình học tập, đồng thời ghi lại các phản hồi từ các em học sinh và thực hiện phân tích phản hồi, kết hợp với VR/AR để tăng tính trải nghiệm hơn, giúp các em hiểu sâu sắc về bài học.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa cảm xúc và quá trình học tập của các em học sinh, vì thế việc sử dụng công nghệ AI Camera vào lớp học thông minh để thông báo thời gian thực cho giáo viên về cảm xúc của học sinh, từ đó giúp giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động học tập và nhịp độ của lớp học là một hoạt động cần thiết và được nhiều nước quan tâm. Trung Quốc là một trong các nước đã hiện thực hoá được ý tưởng này.
Ở Hoa Kỳ, tính sáng tạo và khả năng tự học được đặt lên hàng đầu, kiến trúc nội và ngoại thất thiết kế để khuyến khích, kích thích tư duy sáng tạo ở các em học sinh, sinh viên. (Hình ảnh: Trường MIT, Hoa Kỳ)
ád
Ở Việt Nam, các trường đại học, nhất là các trường ở miền Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi mô hình từ trường học truyền thống sang trường học thông minh. Các trường trong khối phổ thông cũng bắt đầu trang bị hạ tầng thiết bị thông minh.
Ta thấy, Giáo dục thông minh là một xu hướng quan trọng trong giáo dục hiện đại. Việt Nam cũng không thể bỏ qua xu hướng này. Khái niệm Smart Education, mặc dù mới mẻ, đã có nguồn gốc phát triển lâu đời ở phương Tây.
Để xây dựng Giáo dục thông minh, công nghệ phải được tích hợp rộng rãi vào các hoạt động dạy và học cũng như quản lý. Trong đó, Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng giúp làm cho lớp học và cả trường học trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu và triển khai về Giáo dục thông minh vẫn còn ít, thiếu sự hệ thống hóa và đặc biệt là thiếu phần quan trọng về phương pháp giảng dạy thông minh.
Hầu hết các mô hình Giáo dục thông minh triển khai ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại như màn hình tương tác và máy tính bảng, trong khi chưa có sự kết hợp quan trọng với Trí tuệ nhân tạo và phương pháp giảng dạy thông minh. Điều này cũng đặc thù của địa phương, do văn hóa, chi phí, tính phù hợp và bảo mật, và nó còn là một thách thức cho việc ứng dụng các nghiên cứu nước ngoài vào Việt Nam.