VISEDU - CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC THÔNG MINH VIỆT NAM

VISEDU - Vietnam Smart Education Group

 

Trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, và xu thế Chuyển đổi số, khái niệm  Giáo dục Thông minh – Smart Education  đã bắt đầu được nói đến nhiều, cùng với nó là Lớp học Thông minh – Smart ClassRoomTrường học Thông minh – Smart School, Đại học thông minh – Smart University, Thư viện thông minh – Smart Library và v.v.

Vậy thì các khái niệm Smart-X đó trong giáo dục là gì ? 

Chúng ta hãy bắt đầu với những vấn đề của giáo dục truyền thống, với những câu hỏi giản đơn sau: 

          1.  Tại sao những người THÀNH ĐẠT thường BỎ HỌC sớm ?

          2.  Tại sao sinh viên ra trường chưa làm được việc ngay mà Doanh nghiệp phải đào tạo lại mới tiếp cận được công việc ? 

          3.  Trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Robot sẽ dần dần thay thế con người trong các công việc truyền thống, vậy ngành giáo dục sẽ giúp đào tạo và đào tạo lại các ngành nghề mới 4.0 như thế nào ?

Với câu hỏi 1 và 2, nguyên nhân nằm ở chỗ GD truyền thống truyền đạt kiến thức, nhưng  KHÔNG tạo ra Tri thức (= Kiến thức + Kỹ năng)  trong khi người lao động cần Tri thức để làm việc và nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, v.v. 

Một số cá nhân có những khả năng tự học, tốc độ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh rất nhanh thậm chí  có thể tự xây dựng cho mình các Tri thức, kỹ năng này đến mức CAO mà thậm chí không cần phải qua trường lớp nào cả . Điều này đặc biệt đúng với các lĩnh vực như kinh doanh, sáng tạo, nghệ thuật, thể thao, ngoại ngữ.

Ngược lại, một số cá nhân có tốc độ tiếp thu chậm, hoặc có khó khăn về thể chất và tư duy, sẽ không theo kịp tốc độ học tập chung và dẫn đến chán nản, thậm chỉ bỏ học, gây ra những hệ lụy không nhỏ cho Xã hội.

Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, thông tin luôn sẵn sàng trên mạng, thì mô hình tiếp thu kiến thức truyền thống kiểu “Thầy đọc, trò chép” đã trở nên LẠC HẬU, và không còn phù hợp với các kiến thức mới trong kỷ nguyên thông tin như Robotics, AI, Lập trình, v.v. với khối lượng khổng lồ. Khi đó, Mô hình Giáo dục truyền thống – lấy người thầy làm trung tâm (Teacher-Centered), đã tồn tại hàng ngàn năm nay sẽ dần bị thay thế bởi Mô hình lấy người học làm trung tâm (Learner- Centered) , trong đó người học sẽ chủ động lấy kiến thức về theo các mục tiêu và định hướng học tập của riêng mình. Vai trò của người thầy sẽ thay đổi, tập trung vào định hướng, và hỗ trợ thay vì truyền đạt kiến thức trực tiếp như hiện nay.

Trong bối cảnh đó,  Giáo dục Thông minh  đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề trên , thúc đẩy việc xây dựng các  kiến thức và kỹ năng thế kỷ 21  cho người học gồm có:  (theo Boston Consulting Group - tập đoàn tư vấn quản trị hàng đầu thế giới) 

 

A. Foundational Literacies - Các kiến thức kỹ năng nền tảng cần thiết cho công việc hàng ngày

1. Literacy: khả năng đọc và viết

2. Numeracy: khả năng làm việc với các con số

3. Scientific Literacy: Kiến thức về khoa học

4. ICT Literacy: Kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông

5. Financial Literacy: Kiến thức về tài chính

6. Cultural and Civic Literacy: Kiến thức về văn hoá và con người

 

B - Competencies - Các kỹ năng xử lý vấn đề khó khăn

7. Critical Thinking/ Problem-solving: tư duy phê phán - đánh giá vấn đề một cách công bằng, cẩn thận từ nhiều khía cạnh và kỹ năng giải quyết xử lý vấn đề.

8. Creativity: sự sáng tạo

9. Communication: các kỹ năng giao tiếp

10. Collaboration: các kỹ năng hợp tác, hỗ trợ, làm việc nhóm

 

C - Character Qualities - Các phẩm chất cần có trong môi trường thay đổi thường xuyên của thế kỷ 21

11. Curiosity: sự ham thích tìm hiểu

12. Initiative: khả năng chủ động ra quyết định và thực hiện

13. Persistence/ Grit: sự kiên trì, can đảm và quyết tâm thực hiện bất chấp khó khăn

14. Adaptability: khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới

15. Leadership: khả năng lãnh đạo

16. Social and Cultural Awareness: ý thức về sự tương đồng - khác biệt về mặt văn hoá - xã hội

 

Giáo dục thông minh được định nghĩa như sau:

   “Giáo dục thông minh”  là một mô hình giáo dục  sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục  trong tương lai, với việc  mở rộng thời gian, không gian, tài liệu học tập và phương pháp học tập vượt qua giới hạn  của bài giảng trên lớp thông thường.

Trường học thông minh là nơi áp dụng Giáo dục Thông minh, cụ thể là: 

   “Trường học Thông minh”  là mô hình  trường học triển khai giáo dục  thông minh  gắn với việc  hiện đại hóa cơ sở vật chất  và  tận dụng tối đa  công ngh ệ  hướng tới một nền giáo dục công nghệ cao 

Trong bối cảnh đại dịch COVID làm đảo lộn nền giáo dục toàn cầu, làm cho 1,38 tỷ học sinh phải học ONLINE, thì sự dịch chuyển từ Giáo dục truyền thống sang Giáo dục Thông minh  càng trở nên CẤP THIẾT:  quá trình này đang được đẩy nhanh và tạo ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức đối với nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. 

Để tiếp cận Giáo dục Thông minh một cách hiệu quả, việc chỉ tập trung vào đầu tư công nghệ không thể giải quyết được vấn đề mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà công nghệ, sư phạm, nhà giáo và nhà quản lý để đưa ra các giải pháp có tính toàn diện.

Trong bối cảnh đó, Cộng đồng Giáo dục thông minh Việt nam, tên tiếng Anh VISEDU ra đời, là nơi hội tụ các chuyên gia công nghệ, nhà sư phạm và nhà giáo để mang đến các giá trị  giải pháp Giáo dục thông minh tốt nhất cho nhà trường, phụ huynh và học sinh. 

Trang Web VISEDU.VN là nơi để Nhà trường, Giáo viên, Phụ huynh, các em Học sinh/Sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến Giáo dục tìm thấy những thông tin hữu ích cho mình để tiếp cận với các cơ hội mà Giáo dục thông minh đem lại, và góp phần giải quyết các vấn đề thường ngày của mình như dạy và học ONLINE, thiết bị, phần mềm giáo dục, v.v. cho đến các thách thức lớn như làm thế nào để  Chuyển đổi số môi trường giáo dục .

Người sáng lập

PGS.TS. Nguyễn Chấn Hùng 

 

Odoo • Hình ảnh với chú thích
VISEDU tham gia Hội thảo Ứng dụng các giải pháp Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các cấp giáo dục Phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tổ chức năm 2020