ĐỀ TÀI KC-4.0-06/19-25

1 Thông tin chung về đề tài

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số cho trường học thông minh

Mã số: KC-4.0-06/19-25

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Chấn Hùng

Điện thoại: 0904186221 E-mail: hungnc@gmail.com   

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

Điện thoại: 024.38683518      Fax: 024.38683519                              

Website: https://icea.hust.edu.vn   

Địa chỉ: Số 1, Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Quang Địch


2 Tính cấp thiết

Trong vài năm trở lại đây, cùng với trào lưu cách mạng công nghiệp 4.0, ngành giáo dục cũng đang chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế xã hội đang cần chuyển dịch mạnh mẽ về hướng kinh tế số. Để chuyển đổi được nền giáo dục truyền thống trở thành GDTM, thì nhất thiết phải thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục (trường PTCS, PTTH, ĐH, nghề, v.v.). 

Quá trình chuyển đối số (CĐS) trong giáo dục đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ sở giáo dục, người học và người dạy. Ngoài ra, CĐS giúp nâng cao hiệu quả dạy và học, làm cho trường học có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng như nhu cầu đào tạo ra lực lượng lao động tương lai cho CMCN 4, và góp phần tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho đất nước.


3 Mục tiêu đề tài

- Xây dựng được mô hình giáo dục thông minh và nền tảng công nghệ cho trường học thông minh trên cơ sở áp dụng các công nghệ của CMCN 4 để thực hiện chuyển đổi số cho các hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động dạy và học trong trường học thông minh.

- Triển khai thử nghiệm mô hình trường học thông minh ứng dụng các công nghệ nói trên tại một số cơ sở giáo dục tại Việt Nam.


4 Sản phầm đạt được

1. Hệ thống nền tảng hợp nhất trong trường học thông minh áp dụng chuyển đổi số trên nền điện toán đám mây với hạ tầng đặt trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Hệ thống phần mềm ứng dụng trên nền tảng hợp nhất gồm:

    a.  Phần mềm quản lý trường học thông minh.

    b.         Phần mềm hỗ trợ cá nhân hóa giảng dạy và học tập.

    c.     Phần mềm quản lý kết quả học tập ứng dụng công nghệ Blockchain.

3. Hệ thống lớp học tương tác sử dụng các công nghệ thực tế ảo (AR/VR) và sử dụng các thiết bị IoT gồm:

    a.     Nội dung giảng dạy tương tác thông minh ứng dụng công nghệ VR và AR cho 02 ngành: Khoa học Kỹ thuật và Khoa học Xã hội.

    b.     Phần mềm tự động đánh giá tinh hình học tập thông qua công nghệ xử lý ảnh và trí tuệ nhân tạo AI bằng việc nhận diện khuôn mặt và phân tích hành vi học tập của học sinh: Giơ tay, Ngủ ngục, Bình thường.

    c.     Phần mềm tự động ghi lại bài giảng của giáo viên.

4. Các báo cáo về: 1) Mô hình giáo dục thông minh và mô hình chuyển đổi số để chuyển đổi các trường học truyền thống trở thành trường học thông minh ở Việt Nam; 2) Quy trình triển khai trường học thông minh tại Việt Nam. 


5 Tính lan toả

Giáo dục Thông minh và mô hình chuyển đổi số trong Trường học Thông minh nhận được nhiều sự đón nhận từ các cơ sở giáo dục, không chỉ đối với cấp Đại học mà cả khối phổ thông. Mô hình được lan toả trên truyền hình VTC, một số cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội, và đặc biệt là đã triển khai tại Học viện chính trị quốc gia HCM - Khu vực 1, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho lĩnh vực lý luận chính trị.   

Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm và hoạt động của đề tài.